CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI XÂY DỰNG THIÊN LONG

Chào mừng bạn đến với Công ty TNHH Đầu Tư Phát Triển TMXD Thiên Long

THIÊN LONG - DẪN ĐẦU CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI KHU CÔNG NGHIỆP TÂN BÌNH – BÌNH DƯƠNG

Ngày đăng: 15-07-2024 11:11:06

 

 

 

THIÊN LONG - DẪN ĐẦU CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI

KHU CÔNG NGHIỆP TÂN BÌNH – BÌNH DƯƠNG

 

 

 

I. Tổng quan về KCN Tân Bình

 

 

1. Vị trí địa lý

 

 

KCN Tân Bình được thành lập vào năm 2012 với tổng diện tích 320,839 ha. Toạ lạc tại thị trấn Tân Bình, huyện Tân Uyên và xã Hưng Hòa, huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương.

 

KCN Tân Bình nằm ở cửa ngõ phía Bắc của tỉnh Bình Dương thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Đây là vị trí thuận lợi cho kết nối thông suốt với vùng nguyên liệu từ Bình Phước và các tỉnh Tây Nguyên trên tuyến đường ĐT 741, đặc biệt là nguồn nguyên liệu gỗ và cao su tự nhiên dồi dào. Sau hơn 12 năm phát triển KCN đã thu hút đầu tư hơn 100 đối tác trong nước lẫn quốc tế như Mỹ, Đài Loan, Trung Quốc,…

 

 

 

THIÊN LONG - DẪN ĐẦU CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI KHU CÔNG NGHIỆP TÂN BÌNH – BÌNH DƯƠNG

 

 

 

2. Một số lĩnh vực kinh doanh, sản xuất tại KCN Tân Bình

 

 

  • Công nghiệp chế biến nông lâm sản, đặc biệt là sản phẩm từ mủ cao su như lốp xe, phụ tùng ôtô, xe máy, đồ gia dụng, đồ nhựa,...

 

  • Các ngành công nghiệp sản xuất đồ gỗ, đặc biệt từ nguồn gỗ cao su,...

 

  • Công nghiệp phục vụ phát triển nông nghiệp, chế tạo cơ khí, máy móc nông cụ, phân bón,...

 

  • Sản xuất hàng tiêu dùng phục vụ trong nước và xuất khẩu như may mặc, đồ điện, đồ gia dụng, các loại bao bì...

 

  • Sản xuất vật liệu xây dựng: vật liệu trang trí nội thất vật liệu xây dựng, khung cấu kiện, tấm lợp, tấm bao che...

 

  • Sản xuất dược phẩm, mỹ phẩm,...

 

  • Chế biến thực phẩm, hương liệu, hóa chất, ...

 

 

 

II. Nguồn gốc phát sinh nước thải tại KCN Tân Bình

 

 

Nước thải sinh hoạt: nước thải sinh hoạt từ nhà điều hành KCN, nhà khách, các chốt bảo vệ, nhà phòng cháy chữa cháy, trạm XLNT tập trung được xử lý sơ bộ qua bể tự hoại, sau đó đấu nối vào hệ thống thu gom nước thải chung của KCN.

 

Nước thải sản xuất: nước thải từ phòng thí nghiệm, nước thải từ nhà ép bùn, từ khu  vực rửa xe của cán bộ văn phòng được đấu nối vào hệ thống thu gom nước thải chung của KCN.

 

 

 

III. Đề xuất công nghệ xử lý nước thải

 

 

 

 

 

 

 

Thuyết trình sơ đồ công nghệ

 

Nước thải từ KCN được thu gom dẫn về trạm XLNT tập trung qua mương tách rác trước khi chảy vào bể tiếp nhận. Mương tách rác được bố trí máy tách rác thô tự động để tách các thành phần cặn, rác có kích thước lớn. Tại bể tiếp nhận, nước thải sẽ được bơm chìm bơm về cụm bể xử lý giai đoạn 1.

 

Nước thải từ bể tiếp nhận được bơm qua lược rác tinh để tách các thành phần rác và cặn có kích thước lớn hơn 2 mm trước khi chảy vào bể tách dầu. Tại bể tách dầu, thành phần dầu mỡ có trong nước thải sẽ được giữ lại và thu vào bồn chứa dầu. Nước thải sau khi tách dầu sẽ tự chảy vào bể điều hòa.

 

Tại bể điều hòa, nước thải sẽ được khuấy trộn đều dưới tác dụng của hệ thống phân phối khí dạng đĩa thô để ổn định lưu lượng, nồng độ các chất ô nhiễm. Hệ thống thổi khí xáo trộn đều nước thải trong bể điều hòa sẽ giúp tránh tình trạng yếm khí phát sinh mùi hôi trong bể. Nước thải từ bể điều hòa sau đó sẽ được bơm chìm bơm đến Cụm bể trung hòa –keo tụ – tạo bông – lắng hóa lý.

 

Cụm bể trung hòa – keo tụ – tạo bông – lắng hóa lý

 

Nước thải từ bể điều hòa được bơm lên bể trung hòa. Tại đây, Xút hoặc Acid được châm vào để điều chỉnh pH nước thải tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình keo tụ. Sau đó PAC được châm vào bể keo tụ để liên kết các chất lơ lửng có trong nước thải.

 

Sau khi keo tụ, nước thải sẽ qua bể tạo bông. Tại đây, dung dịch Polymer Anion được châm vào bể để tăng khả năng kết dính của các bông cặn, nhằm xử lý hiệu quả chất lơ lửng trong nước thải.

 

Hỗn hợp bông cặn và nước thải được dẫn qua bể lắng hóa lý nhằm tách bông cặn và nước thải. Bông cặn kết dính sẽ lắng xuống đáy bể lắng, nước tách bùn sẽ chảy vào máng thu về cụm bể sinh học thiếu khí, hiếu khí để tiến hành quá trình xử lý sinh học.

 

Phần bùn sinh ra sau quá trình lắng sẽ được dẫn vào bể thu gom bùn và sẽ được bơm vào bể chứa bùn hóa lý.

 

 

 

THIÊN LONG - DẪN ĐẦU CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI KHU CÔNG NGHIỆP TÂN BÌNH – BÌNH DƯƠNG

 

 

 

 

Cụm bể xử lý thiếu khí– hiếu khí

 

Nước thải sau bể lắng hóa lý tự chảy về cụm bể xử lý thiếu khí – hiếu khí. Tại đây, các thành phần ô nhiễm COD, BOD, N, P,... sẽ được xử lý thông qua hoạt động của các vi sinh vật thiếu khí và hiếu khí có trong bùn hoạt tính. Nitơ sẽ được xử lý thông qua 2 quá trình như sau:

 

Quá trình Nitrat hóa: là quá trình chuyển hóa các hợp chất Nitơ ở dạng hữu cơ thành Nitơ ở dạng Nitrit, Nitrat nhờ các vi sinh hiếu khí trong bể sinh học hiếu khí.

 

Quá trình khử Nitrat: là quá trình khử các hợp chất Nitơ ở dạng Nitrat thành Nitơ tự do nhờ các vi sinh vật thiếu khí trong bể thiếu khí.

 

Trong bể hiếu khí hệ vi sinh vật hiếu khí tồn tại dưới dạng bông bùn lơ lửng có vai trò chuyển hóa các chất hữu cơ thành sản phẩm cuối cùng là CO2, H2O…

 

Để cung cấp dưỡng khí cho vi sinh hoạt động và duy trì trạng thái lơ lửng cho bùn hoạt tính, không khí được cấp vào bể qua hệ thống đĩa phân phối khí mịn. Tại cụm xử lý sinh học hiếu khí duy trì oxy hòa tan trong bể > 2 mg/l.

 

Tại bể lắng sinh học, quá trình tách pha xảy ra, bùn hoạt tính sẽ lắng xuống đáy bể lắng sinh học, nước trong sẽ tiếp tục chảy qua bể khử trùng.

 

Bùn hoạt tính sau khi lắng sẽ được thu hồi về bể thu bùn. Tại đây, bùn hoạt tính sẽ được bơm nội tuần hoàn lại về các bể sinh học thiếu khí – hiếu khí để ổn định nồng độ vi sinh. Bùn dư sẽ được bơm vào bể chứa bùn sinh học.

 

Tại bể khử trùng, hóa chất Chlorine sẽ được bơm vào để khử trùng nước thải trước khi dẫn vào mương đo lưu lượng rồi xả vào nguồn tiếp nhận đạt loại A- QCVN 40:2011/BTNMT.

 

Lượng bùn thải sinh ra từ quá trình xử lý hóa lý và bùn dư sinh học được thu gom về hai bể chứa bùn hóa lý và sinh học riêng biệt nhằm ổn định lượng bùn và tách pha bùn nước. Hai loại bùn này được tách riêng để thuận tiện cho việc quản lý bùn hóa lý và bùn sinh học từ đó làm giảm chi phí xử lý bùn.

 

Hồ sự cố

 

Trong trường hợp trạm XLNT gặp sự cố, nước thải chưa được xử lý đạt loại A - QCVN 40:2011/BTNMT được dẫn về chứa trong hồ sự cố đặt tại phía Tây trạm XLNT tập trung.

 

 

 

Vì sao Doanh nghiệp cần phải xử lý nước thải công nghiệp?

 

 

  • Đảm bảo doanh nghiệp tuân thủ đúng quy định pháp luật

 

  • Đảm bảo doanh nghiệp được hưởng tất cả ưu đãi từ các chính sách bảo vệ môi trường của Nhà nước

 

  • Đảm bảo hình ảnh chuyên nghiệp của doanh nghiệp trong mắt khách hàng và cộng đồng

 

  • Đảm bảo tiết kiệm được chi phí cho doanh nghiệp

 

  • Đảm bảo phát triển kinh tế bền vững cho doanh nghiệp

 

Hy vọng với những lợi ích trên Doanh nghiệp sẽ có cái nhìn khác về xử lý nước thải công nghiệp.

 

 

Công ty TNHH Đầu Tư Phát Triển TMXD Thiên Long - với đội ngũ kỹ sư nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực xử lý nước thải công nghiệp, chuyên gia giàu kinh nghiệm áp dụng các công nghệ tiên tiến, cùng hệ thống trang thiết bị hiện đại, chúng tôi cam kết mang đến cho khách hàng những giải pháp xử lý từng loại nước thải công nghiệp hiệu quả, tiết kiệm và thân thiện với môi trường. Mục tiêu của chúng tôi là mang đến cho khách hàng một trải nghiệm dịch vụ xuất sắc với mức đầu tư phù hợp nhất.

 

 

Quý doanh nghiệp có nhu cầu hợp tác để tư vấn, thiết kế, thi công lắp đặt và vận hành hệ thống xử lý nước thải công nghiệp hoặc quan tâm đến các hạng mục khác, hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline 0965.565.579 để nhận được sự hỗ trợ tận tình về  tư vấn cũng như giải đáp những thắc mắc liên quan đến lĩnh vực xử lý môi trường nhé!

 

 

 

 

 

 

            

 

 

 

 

Bài viết liên quan

CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI XÂY DỰNG THIÊN LONG
Zalo