Ngày đăng: 22-07-2024 15:22:02
THIÊN LONG - ĐƠN VỊ DẪN ĐẦU XỬ LÝ NƯỚC THẢI
KHU CÔNG NGHIỆP THẠNH PHÚ – ĐỒNG NAI
I. Tổng quan về KCN Thạnh Phú
1. Vị trí địa lý
KCN Thạnh Phú được thành lập vào năm 2006 với tổng diện tích 177,2 ha . Tọa lạc tại xã Thạnh Phú, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai.
KCN Thạnh Phú được nhận định là khu công nghiệp vệ tinh, phục vụ nhu cầu đầu tư mở rộng hoặc phát triển chuỗi của nhà đầu tư hiện hữu trong các KCN nội ô Thành phố Biên Hòa do KCN có vị trí nằm sát Thành phố Biên Hòa.
Sau hơn 15 năm phát triển KCN đã có tỷ lệ lấp đầy hơn 60% thu hút được các doanh nghiệp khó tính như Công ty cổ phần kết cấu thép GSB, Công ty TNHH A- Plus, Công ty TNHH T.I.C,….
2. Một số lĩnh vực kinh doanh, sản xuất của KCN Thạnh Phú
II. Nguồn phát sinh nước thải của KCN Thạnh Phú
III. Đề xuất giải pháp xử lý nước thải KCN Thạnh Phú
Thuyết minh sơ đồ công nghệ
Nước thải KCN Thạnh Phú sẽ được thu gom về bể thu gom của hệ thống xử lý nước thải tập trung. Sử dụng SCR thô và SCR tinh để loại bỏ tạp chất của nước thải để tránh tình trạng tắc nghẽn đường ống. Tiếp theo dùng bể tách dầu để tách dầu mỡ ra khỏi nước thải tránh gây tình trạnh dầu mỡ đông lại trong đường ống làm tắc nghẽn hệ thống.
Sau đó nước thải sẽ qua bể điều hòa để ổn định lưu lượng và nồng độ nước thải. Bể điều hòa sẽ cung cấp khí lấy từ máy thổi khí cho nước thải tránh hiện tượng sốc tải trọng không mong muốn trước khi vào các bước xử lý tiếp theo.
Cụm xử lý hóa lý bậc 1 sẽ có chức năng lắng SS (tổng chất rắn lơ lửng) và dự phòng sự cố để đảm bảo chất lượng nước thải sau xử lý luôn đạt yêu cầu khi nồng độ ô nhiễm đầu vào biến động và bảo vệ cụm xử lý sinh học phía sau.
Nước thải từ bể điều hòa được bơm đến bể keo tụ bậc 1bằng bơm chìm. Tại bể này, nước thải được hòa trộn với hóa chất nhằm điều chỉnh pH của nước thải đến giá trị tối ưu cho quá trình keo tụ, đồng thời nước thải được hòa trộn với hóa chất keo tụ được châm từ bồn chứa hóa chất thông qua bơm định lượng. Chất keo tụ giúp làm mất ổn định các hạt cặn có tính “keo” và kích thích chúng kết lại với các cặn lơ lửng khác để tạo thành các hạt có kích thước lớn hơn. Nước thải từ bể keo tụ được tiếp tục dẫn qua bể tạo bông.
Tại bể tạo bông bậc 1, A.polymer sẽ được châm bể thông qua hệ thống bồn pha chế và hệ thống bơm định lượng. Polymer này có tác dụng hình thành liên kết các bông cặn lại với nhau tạo thành các bông cặn có kích thước lớn hơn nhằm nâng cao hiệu quả của bể lắng phía sau. Nước thải từ bể tạo bông được dẫn qua bể lắng hóa lý nhằm tách các bông cặn ra khỏi nước thải.
Bể lắng hóa lý bậc 1với dàn gạt bùn giúp thu gom bùn về hố bùn, từ đây bùn được bơm về bể nén bùn. Phần nước trong phía trên bể lắng tự chảy sang bể xử lý sinh học.
Từ bể phân phối nước, nước thải chảy vào bể SBR. Tại bể SBR xảy ra lần lượt quá trình hiếu khí và lắng chung trong một bể. Các pha bao gồm Nạp nước, Khuấy trộn, Sục khí, Lắng, Chắt nước và Pha chờ (nếu cần). Các pha có thể linh động kết hợp với nhau để quá trình xử lý hiệu quả.
Pha 1: Nạp nước, khuấy trộn
Nước thải được bơm vào bể, bơm được cài đặt bơm liên tục. Nước thải mới và hỗn hợp bùn nước có sẵn trong bể sẽ tạo môi trường thiếu khí (anoxic) thích hợp. Pha này diễn ra trong thời gian khoảng 1 giờ.
Ứng dụng quá trình sinh trưởng của vi sinh vật lơ lửng hiếu khí (bao gồm vi khuẩn hiếu khí, vi khuẩn hiếu khí tuỳ tiện, nấm, tảo, động vật nguyên sinh) - dưới tác động của oxy được cung cấp từ không khí qua các máy thổi khí - sẽ giúp cho vi sinh vật thực hiện quá trình phân hủy các chất hữu cơ, chuyển hóa chúng thành CO2, H2O, các sản phẩm vô cơ khác và các tế bào sinh vật mới.
Pha 2: Nạp nước, khuấy trộn và sục khí
Nước thải được tiếp tục bơm vào bể, máy khuấy chìm tiếp tục hoạt động và máy thổi khí bắt đầu vận hành. Máy khuấy xáo trộn đồng đều giữa nước thải và bùn để tạo điều kiện cho quá trình khử nitrate (denitrification) xảy ra cũng như giúp vi sinh vật hồi phục, thích nghi với nước thải mới. Các Nitrat, Nitrit được chuyển hóa thành N2 và thoát ra ngoài môi trường, nhờ đó hàm lượng nitơ trong bể được loại bỏ đáng kể.
Ở cuối pha, máy khuấy ngừng hoạt động, máy thổi khí vẫn duy trì hoạt động để quá trình đuổi khí N2 ra bên ngoài và thực hiện quá trình chuyển hóa triệt để chất hữu cơ thành CO2, H2O, các sản phẩm vô cơ khác và các tế bào sinh vật mới.
Pha 3: Lắng
Trong pha lắng, tất cả thiết bị máy bơm, máy khuấy, sục khí ngừng hoạt động. Nước được duy trì ở trạng thái tĩnh nhằm lắng bùn sinh học xuống đáy bể. Sau thời gian lắng, bể SBR phân thành các vùng nước trong, vùng trung gian (vùng đệm) và vùng bùn lắng.
Nước trong được chắt ra nhờ thiết bị thu nước bề mặt (decanter). Sau khi chắt nước, bơm chìm sẽ hút bùn dư về bể chứa bùn, đảm bảo một lượng hỗn hợp bùn nước với nồng độ bùn thích hợp trong bể.
Pha 4: Chắt nước trong và bơm xã bùn dư.
Sau thời gian lắng, phần nước trong phía trên trong bể SBR - qua các thiết bị thu nước bề mặt Decanter - sẽ được dẫn sang bể trung gian để xử lý hóa lý bậc 2. Một phần bùn hoạt tính dư lắng dưới đáy bể sẽ được các bơm bùn bơm sang bể nén bùn, đồng thời chuẩn bị bắt đầu cho mẻ xử lý kế tiếp. Giai đoạn xả bùn hoàn tất, nước thải tiếp tục được nạp vào bể SBR để bắt đầu một chu kỳ mới.
Bể keo tụ 2, hóa chất keo tụ được châm vào bể nhờ hệ thống bồn pha chế hóa chất và bơm định lượng. Nước thải được hòa trộn với hóa chất thông qua hệ thống cánh khuấy giúp làm mất ổn định các hạt cặn có tính “keo” và kích thích chúng kết lại với các cặn lơ lửng khác để tạo thành các hạt có kích thước lớn hơn. Nước sau đó được tự chảy sang bể tạo bông bậc 2.
Tại bể tạo bông bậc 2, A.polymer sẽ được châm vào giúp cho quá trình tạo thành các bông cặn lớn hơn. Polymer này có tác dụng hình thành liên kết các bông cặn lại với nhau tạo thành các bông cặn có kích thước lớn hơn nhằm nâng cao hiệu quả của bể lắng phía sau. Nước thải từ bể tạo bông sẽ được dẫn qua bể lắng hóa lý nhằm tách các bông cặn ra khỏi nước thải.
Bể lắng hóa lý bậc 2 được thiết kế với dàn gạt bùn trung tâm giúp thu gom bùn về hố tại tâm bể, từ đây bùn được bơm định kỳ về bề nén bùn. Phần nước trong phía trên bể lắng tự chảy vào bể khử trùng.
Nước thải được xáo trộn với chất khử trùng được cung cấp bởi bơm định lượng nhằm tiêu diệt vi khuẩn coliform. Nước thải được xáo trộn qua các vách ngăn để đảm bảo sự pha trộn giữa nước thải và chất khử trùng. Nước sau khi xử lý tại hồ hoàn thiện qua bể khử trùng đạt loại A – QCVN 40:2011/BTNMT được dẫn bằng mương dẫn nước sau xử lý ra nguồn tiếp nhận là suối Vũng Vọng.
Vì sao Doanh nghiệp cần phải xử lý nước thải công nghiệp?
Hy vọng với những lợi ích trên Doanh nghiệp sẽ có cái nhìn khác về xử lý nước thải công nghiệp.
Công ty TNHH Đầu Tư Phát Triển TMXD Thiên Long - với đội ngũ kỹ sư nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực xử lý nước thải công nghiệp, chuyên gia giàu kinh nghiệm áp dụng các công nghệ tiên tiến, cùng hệ thống trang thiết bị hiện đại, chúng tôi cam kết mang đến cho khách hàng những giải pháp xử lý từng loại nước thải công nghiệp hiệu quả, tiết kiệm và thân thiện với môi trường. Mục tiêu của chúng tôi là mang đến cho khách hàng một trải nghiệm dịch vụ xuất sắc với mức đầu tư phù hợp nhất.
Quý doanh nghiệp có nhu cầu hợp tác để tư vấn, thiết kế, thi công lắp đặt và vận hành hệ thống xử lý nước thải công nghiệp hoặc quan tâm đến các hạng mục khác, hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline 0965.565.579 để nhận được sự hỗ trợ tận tình về tư vấn cũng như giải đáp những thắc mắc liên quan đến lĩnh vực xử lý môi trường nhé!
CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI
XÂY DỰNG THIÊN LONG
|
Trụ sở: 384 Đường Bình Mỹ, Xã. Bình Mỹ, Huyện. Củ Chi, Tp. Hồ Chí Minh |
|
Chi nhánh Bình Dương: 196 Phan Đăng Lưu, Phường Hiệp An, TP. TDM, Bình Dương |
|
Điện thoại: (0286) 2734 999 - (028) 6679 6848 Hotline : 0965 565 579 |
Email: moitruongthienlongco@gmail.com | |
www.http://buildking.vn/ |
© 2024 CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI XÂY DỰNG THIÊN LONG.
Lượt truy cập: 15.105 | Đang online: 1