CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI XÂY DỰNG THIÊN LONG

Chào mừng bạn đến với Công  Ty  Xây Dựng Thiên Long

Thiết kế nhà máy thực phẩm

Ngày đăng: 18-02-2022 14:29:36

 

Theo số liệu khảo sát được công bố gần đây của Vietnam Report, ngân sách người Việt dành ra cho việc mua thực phẩm chiếm đến 35% mức chi tiêu. Và dự báo trong những năm sắp tới Việt Nam sẽ là quốc gia đứng đầu Đông nam Á về tiêu thụ thực phẩm.

Điều đó cho thấy cơ hội trong ngành này rất lớn. Việc xây dựng nhà máy chế biến thực phẩm theo đúng tiêu chuẩn sẽ giúp các công ty tối ưu hóa công việc sản xuất, chế biến với dây chuyền khép kín, đảm bảo vệ sinh, làm tăng năng suất và chất lượng của thực phẩm.

Vì thực phẩm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người nên nhà máy sản xuất thực phẩm phải tuân thủ các tiêu chuẩn đặc thù trong đánh giá chất lượng thực phẩm HACCP, ISO 22000:2018. Cụ thể được quy định tại hướng dẫn TCVN 5603:2008 – Quy phạm những nguyên tắc chung đối với vệ sinh thực phẩm. Trong đó bao gồm các yêu cầu như:

  • Vị trí: luôn đảm bảo các có hệ thống phát điện tạm thời, nguồn nước sạch, giao thông thuận tiện, xây dựng lối đi nội bộ riêng. Nhà máy nên xây ở nơi xa các khu vực ô nhiễm, ngập lụt, có nhiều sinh vật gây hại…rà soát các nguồn nhiễm bẩn ảnh hưởng đến thực phẩm để có biện pháp xử lý hiệu quả, an toàn
  • Cấu trúc bên trong nhà máy: được xây dựng kỹ lưỡng bằng những vật liệu bền chắc, dễ làm sạch, bảo dưỡng. Vách ngăn, tường, sàn nhà làm bằng chất liệu không thấm, không độc hại, có bề mặt nhẵn giúp dễ thao tác. Sàn nhà cần xây sao cho dễ thoát nước, dễ vệ sinh… Bề mặt tiếp xúc với thực phẩm trực tiếp phải có khả năng khử trùng cao.
  • Tiêu chuẩn thiết kế hệ thống thông gió: Hệ thống thông gió được thiết kế để hạn chế tối đa khả năng nhiễm khuẩn thực phẩm, sao cho dòng khí không vào được từ khu vực ô nhiễm và cần làm sạch thường xuyên. Cần kiểm soát mùi, độ ẩm không khí để đảm bảo vi sinh vật không phát triển và làm nhiễm khuẩn thực phẩm
  • Phương án chiếu sáng: cung cấp đủ ánh sáng và nâng cao hiệu suất công việc, không làm cho nhân công nhìn màu bị sai lệch, ánh sáng được điều chỉnh với cường độ phù hợp
  • Phương án bảo quản: Có chế độ bảo quản và vệ sinh chặt chẽ, tránh các vi sinh vật gây hại xâm nhập. Kho lạnh, phòng chứa thực phẩm,...đúng tiêu chuẩn bảo quản cho từng loại, quản lý được nhiệt độ và độ ẩm không khí, giảm tối đa sự hư hỏng. Khu vực cất giữ vật liệu tẩy rửa riêng biệt, không ảnh hưởng đến thực phẩm

Ngoài ra còn có những quy định chung về xây dựng, thiết kế nhà xưởng sản xuất được nhà nước ban hành với từng hạng mục rõ ràng, buộc các chủ đầu tư phải tuân thủ nghiêm chỉnh như:

A - Nền và móng

  • Theo tiêu chuẩn TCVN 2737:1995, trường hợp nền nhà máy sản xuất thực phẩm yếu phải có các biện pháp xử lý kịp thời.
  • Theo tiêu chuẩn TCVN 9361:2012 về công tác nền móng, thi công và nghiệm thu, kỹ sư cần xét đến các số liệu trong khảo sát địa chất công trình. Nếu địa chất thực tế không phù hợp, kỹ sư sẽ điều chỉnh, bổ sung vào bản thiết kế xây dựng.
  • Độ chênh lệch mặt trên của móng phải thiết kế thấp hơn mặt nền.
  • Phần móng chịu nhiệt độ cao phải có lớp vật liệu chịu nhiệt bảo vệ. Phần móng chịu ăn mòn phải có biện pháp chống ăn mòn phù hợp.
  • Nền nhà máy sản xuất nên sử dụng các kết cấu dạng: nền bê tông, bê tông cốt thép, bê tông có thép chịu lực va chạm, bê tông chịu ăn mòn, gạch xi măng, thép, ván gỗ,...

B - Mái và cửa mái: Tùy vào vật liệu làm mái, độ dốc được quy định cụ thể như sau:

  • Mái lợp xi măng: 30% – 40%.
  • Mái lợp tôn múi: 15% – 20%.
  • Mái lợp ngói: 50% – 60%.
  • Mái lợp tấm bê tông cốt thép: 5% – 8%.
  • Độ chênh lệch mặt trên của móng phải thiết kế thấp hơn mặt nền.

C - Tường và vách ngăn: Căn cứ vào đặc tính, quy mô, tường nhà thiết kế các dạng như: tường chịu lực, tường chèn khung,... Vật liệu dùng để làm tường có thể là gạch, đá, xi măng, bê tông cốt thép,... Mọi chân tường phải có lớp chống thấm nước. Tường ngăn giữa các phân xưởng phải được tháo lắp dễ dàng, đảm bảo mặt bằng khi có yêu cầu sửa chữa, thay đổi thiết bị. Tường ngăn có thể làm bằng bê tông cốt thép, lưới thép khung gỗ, thép, ván ép,...

D - Cửa đi, cửa sổ: Khi xây dựng các nhà máy sản xuất thực phẩm, kỹ sư phải sử dụng tối đa cửa sổ, cửa đi để đảm bảo thông thoáng và chiếu sáng tốt nhất.

Để đảm bảo những yêu cầu khắt khe trong thiết kế, xây dựng nhà xưởng, các công ty sản xuất thực phẩm nên nhờ đơn vị uy tín, có kinh nghiệm để tư vấn hỗ trợ. Xây dựng Thiên Long với gần 10 năm hoạt động trong ngành thiết kế xây dựng, đặc biệt là xây dựng nhà xưởng sẽ giúp các chủ đầu tư nhanh chóng hoàn thành công trình của mình với chi phí tiết kiệm và tối ưu nhất. 

CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI XÂY DỰNG THIÊN LONG
Zalo